Đạo Sĩ Dạ Trượng Kiếm

Chương 7: 7: Xuân Trong Hoang Dã


Gió trên sườn núi xuôi dòng lùa vào mặt tiền của đạo quán, thổi cho mấy cây hoa cỏ lay động.Quán chủ nói xong, bèn móc ra một con ngựa nhỏ như được làm bằng da ngựa từ chiếc túi màu xám tro đeo bên hông.

Chỉ thấy, quán chủ ném con ngựa nhỏ kia lên không trung rồi đồng thời thổi ra một luồng khí tức tơ hồng chui vào trong thân con ngựa nhỏ kia, ngay sau đó, cả người con ngựa nhỏ phát ra một luồng khói ráng màu đỏ.

Một tiếng hí vang lên từ trong quầng sáng đỏ kia, theo sau đó là một con tuấn mã đen tuyền nhảy ra, hai mắt của nó như có chứa ánh lửa đang cháy hừng hực, khiến cho người ta vừa nhìn là biết không phải ngựa thường.Lâu Cận Thần nhìn pháp thuật mà thèm muốn vô cùng, nghĩ nếu mình có thứ này thì muốn đến đâu cũng không cần phải đi bộ nữa.Hắn treo ngọn đèn bão ở một bên yên ngựa rồi xoay người nhảy lên, lại phát hiện ra trên yên ngựa vậy mà cũng có một chỗ treo kiếm, vì thế, hắn cũng giắt kiếm vào, treo tay quải có chứa mấy nắm cơm và quần áo lên trên đó.

Tiếp theo, hắn ngồi thẳng người, tay cầm dây cương, chân kẹp một cái, con ngựa bèn xông thẳng ra ngoài.Trong đạo quán, hai đồng tử nhìn Lâu Cận Thần phóng ngựa đi, chỉ cảm thấy cả người hắn toả ra một loại khí phách làm bọn họ kinh ngạc!Hơn mười ngày nay, Lâu Cận Thần cũng giống như bọn họ, làm việc, ăn cơm, tu hành, thỉnh thoảng kể mấy câu chuyện kỳ quái, theo cái nhìn của bọn họ, hắn là một người thích khoác lác bậy bạ, nhưng giờ phút này, hình tượng Lâu Cận Thần trong mắt họ đã hoàn toàn khác biệt.Quán chủ cũng không để tâm đến hai tiểu đạo đồng đang nghĩ gì, hiện giờ ông ta chỉ chú tâm vào chuyện luyện dược, hi vọng hết thảy mọi việc đều thuận lợi.Ông dặn hai đồng tử đóng chặt cửa lại, rồi tức tốc quay lại Đỗ gia trang để canh chừng mớ thuốc của mình.Lâu Cận Thần hầu như chẳng cần điều khiển con ngựa đen tuyền này, nó như đã biết trước đường đi, thậm chí còn không giẫm lên bất kỳ cái hố nào dọc đường.Ngồi trên lưng ngựa, Lâu Cận Thần đang ngẫm nghĩ về đoạn kiếm quyết mà quán chủ truyền cho: “Xuân trong hoang dã, hè trong ánh mắt, thu vào kinh mạch, đông sang giấu kiếm vào tim, chờ khi phát động, kiếm xuất từ tâm hải, chém hết quỷ thần khắp núi non."Hắn đọc đoạn này, trong đó, câu “đông sang giấu kiếm vào tim” thì còn có thể hiểu được, còn câu “xuân trong hoang dã” thì có nghĩa gì? Hơn nữa, “xuân”, “hạ”, “thu”, “đông” cũng không phải chỉ bốn mùa trong năm, mà là dùng để chỉ trật tự tu hành trước sau.Dựa vào nền tảng quốc văn của bản thân, hắn dịch ra là: “Mùa xuân, ta nhìn thấy kiếm giữa trời đất.

Mùa hè, thanh kiếm kia đã in sâu trong mắt ta.

Mùa thu, kiếm đã nhập vào kinh mạch, hợp thành một thể với khí của ta.

Mùa đông, kiếm lại ẩn giấu vào trong trái tim ta.”Những câu nói sau đó đã rất rõ nghĩa rồi, nhưng sự rõ ràng này lại ẩn chứa hàm nghĩa khác, khiến hắn nhất thời cũng không rõ như thế nào.Hắn lại nghĩ đến một câu: “Quân tử giấu khí (1) trong người, đợi đến thời cơ thì động!”(1) khí ở đây là khí cụ, vũ khí.“Khí” ở đây cũng không dùng để chỉ đồ vật, “giấu” cũng không phải giấu đồ vật dụng cụ gì cả.Ý của câu trên là quân tử nên cố gắng học hành cho tốt, chờ khi thời cơ đến thì phát huy toàn bộ tài năng của mình.Thế nên, “kiếm” trong câu “giấu kiếm vào tim” cũng- không phải chỉ một thanh kiếm, mà là mang ý nghĩa biểu tượng.Đương nhiên, câu này nói về kiếm quyết, nên chữ “kiếm” này phải được hiểu theo nghĩa rộng hơn, nhưng hiện giờ nó đã nằm ngoài phạm vi hiểu biết của hắn.Rõ ràng kiếm trong tay mình, vì sao nói kiếm ở trong hoang dã?Vậy nên, hắn cho rằng “kiếm” ở đây không phải chỉ thanh kiếm cụ thể, mà là kiếm pháp.“Xuân trong hoang dã.

Sự lý giải trong đầu Lâu Cận Thần dần rõ ràng hơn: “Mùa xuân, nhìn thấy các loại hiện tượng và quy luật giữa trời đất đều như nhìn thấy đủ loại kiếm pháp, ta đem nó hợp vào trong kiếm.“Hè trong ánh mắt: đến mùa hè, ta lĩnh ngộ những quy luật này và khắc vào trong đôi mắt, ta đã học được kiếm pháp.Lâu Cận Thần cho rằng hẳn là như vậy, những người khác nhau đọc và nghe được tự nhiên sẽ lý giải theo những cách khác nhau.

Không ai đúng hay sai ở đây cả, chỉ cần có thể tự thông suốt trong lòng thì đó chính là lý giải của riêng người đó, có thể tu thành pháp thì mới là đạo lý chân thật.Lâu Cận Thần thầm cảm thấy vui sướng, đây là một loại vui mừng sau khi hiểu được một đạo lý, là sự hân thưởng của người đã thông suốt.Mà hiện tại, sau khi tu thành pháp môn luyện khí và mở được khí hải, pháp vận duy nhất hắn có thể cảm nhận được chính là “hấp thu âm dương”.

Mỗi giây mỗi khắc, hắn như có thể cảm nhận được âm dương trong trời đất biến hoá như có như không.Đó là cảm giác do mặt trời và mặt trăng tuần hoàn mang lại, chỉ cần muốn là hắn sẽ có thể hấp thu dương tinh (2) lẫn nguyệt hoa (3) trong trời đất bất kỳ lúc nào.(2) tinh chất mặt trời.(3) ánh trăng.

(vì đang để “dương tinh” nên để Hán Việt cho nó vần)“Thấy pháp mà biến nó thành kiếm pháp, ta thấy âm dương, vậy lấy pháp vận của âm dương luyện thành kiếm pháp.Sau khi hiểu thấu điểm mấu chốt này, Lâu Cận Thần, cả người còn đang trên lưng ngựa, bỗng rút kiếm ra vung lên.Hắn định thử dùng một phần năng lực thu hút âm dương lên thân kiếm để hình thành nên kiếm pháp của bản thân.Sau mỗi lần vung kiếm, hắn đều không có chút mệt mỏi hay nôn nóng nào, càng không cảm thấy uể oải khi vẫn chưa thể làm được.Bởi vì, hắn cảm nhận rõ ràng, sau mỗi lần vung kiếm, bản thân đều tiến bộ từng chút một.Pháp lực bám lên thân kiếm theo ý niệm của hắn, rồi lại thông qua lưỡi kiếm để thu hút âm dương, dẫn dắt ánh mặt trời ban ngày hội tụ thành thái dương tinh hoả, làm cho tinh hoả bám lên thân kiếm, từ đó khiến cho lưỡi kiếm có thể dễ dàng tổn thương những tà ma quỷ quái kia.Hắn cảm thấy bản thân còn có thể dùng thái dương tinh hoả và thái dục hoả để rèn luyện lại thanh kiếm trong tay, khiến cho thanh kiếm hợp kiếm vốn có độ dẻo dai cực tốt này trở thành một thanh pháp kiếm..

Đọc đầy đủ bản convert được dịch hay nhất truyện Đạo Sĩ Dạ Trượng Kiếm